Tín chỉ là gì? Ưu và nhược điểm của hình thức học tín chỉ

Tín chỉ là gì
11:12 sáng
Khi tìm hiểu thông tin về chương trình đào tạo đại học chắc chắn nhiều tân sinh viên sẽ bắt gặp cụm từ đào tạo tín chỉ. Đây là hình thức đào tạo được nhiều trường đại học, cao đẳng áp dụng trong các năm gần đây. Vậy tín chỉ là gì, cùng boobooandfivel.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

I. Tín chỉ là gì?

Tín chỉ
Tín chỉ là đơn vị dùng để đo mức độ học tập của sinh viên đại học, cao đẳng
Tín chỉ là cụm từ rất quen thuộc với nhiều sinh viên, bởi đây là đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của hệ thống ECTS do Bộ Giáo dục quy định. Theo đó 1 tín chỉ được quy định tương đương với 15 tiết học lý thuyết và 30 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận với lượng thời gian là 60 giờ thực tập tại các cơ sở hoặc 45 giờ sinh viên làm tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Điều này đồng nghĩa là sinh viên tiếp thu được một tín chỉ phải dành ít nhất khoảng 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.
Với hình thức đào tạo tín chỉ, người học sẽ sắp xếp được lịch học bằng cách đăng ký môn học phù hợp với thời gian của mình. Đặc biệt, nếu chăm chỉ thì sinh viên có thể đẩy nhanh thời gian đào tạo, nên chỉ cần 3.5 năm là có thể tốt nghiệp. Thế nhưng cũng có không ít sinh viên năng lực học bị hạn chế hoặc muốn vừa học vừa làm nên có thể phải mất 6-7 năm mới ra trường.

II. Những ưu điểm khi học theo tín chỉ

Qua thông tin tín chỉ là gì, có thể thấy hình thức đào tạo này mang đến khá nhiều ưu điểm vượt trội, một trong số đó là những điều sau:

1. Lấy sinh viên làm trung tâm

Dạy học theo hình thức tín chỉ giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy, tư duy sáng tạo của người học. Đối với hình thức đào tạo này, sinh viên được tự học, giảm việc giảng viên dạy thuộc lòng kiến thức, từ đó phát huy sự sáng tạo của người học. Sinh viên là người tiếp cận tri thức và là người chủ động sáng tạo tri thức, nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động.

2. Linh hoạt với các môn học

Tín chỉ
Sinh viên có thể sắp xếp thời gian các môn học linh hoạt
Với khối kiến thức chung thường là những môn học bắt buộc thì sinh viên sẽ phải thực hiện đầy đủ quá trình học. Còn đối với những môn học chuyên ngành, sinh viên có thể tham khảo ý kiến của cố vấn học tập để lựa chọn những môn học phù hợp với mình, vừa đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp vừa phục vụ cho nhu cầu việc làm sau này.

3. Thời gian học tập linh hoạt

Thời gian học của hình thức đào tạo tín chỉ rất linh hoạt, sinh viên có thể chọn môn học phù hợp với thời gian cá nhân và giảng viên dạy. Vì thế mà người học có thể sắp xếp lịch học phù hợp để có thể làm thêm.
Bên cạnh đó, đào tạo tín chỉ còn là phương pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Theo đó, sinh viên sẽ trả học phí đúng số tín chỉ mà mình đăng ký, chứ không phải đóng trọn gói theo năm học như trước đây. Nếu người học chẳng may bỏ lỡ một số tín chỉ thì vẫn có thể tiếp tục đăng ký trong kỳ học sau.

4. Có thể tốt nghiệp sớm

Tín chỉ
Hoàn thành đủ số tín chỉ tích lũy thì sinh vên có thể ra trường sớm
Đối với hình thức đào tạo tín chỉ, thời gian tốt nghiệp sẽ phụ thuộc vào số tín chỉ tích lũy của sinh viên. Theo đó, người học càng tích lũy được nhiều tín chỉ thì thời gian tốt nghiệp càng sớm. Vì thế có không ít sinh viên học 3,5 năm đã tốt nghiệp. Đường nhiên điều này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của từng người học.

III. Nhược điểm của hình thức đào tạo tín chỉ

Ngoài những ưu điểm kể trên thì đào tạo tín chỉ cũng có một số hạn chế như sau:

1. Kiến thức bị cắt vụn

Một số trường đại học, cao đẳng hiện áp dụng hình thức dạy học tín chỉ, thế nhưng các môn học lại bị chia nhỏ thành 2-3 tín chỉ. Vì thế mà giảng viên sẽ không đủ thời gian để truyền đạt kiến thức đến sinh viên, thay vào đó người học phải tăng thời gian tự học. Điều này gây ra nhiều sự bất lợi với sinh viên khi tự học, tự nghiên cứu.

2. Sinh viên không có sự gắn kết

Tín chỉ
Tuy nhiên sinh viên không có sự gắn kết khi học tín chỉ
Hạn chế tiếp theo của hình thức đào tạo tín chỉ là gì? Đó là sinh viên khó có sự gắn kết, bởi mỗi sinh viên sẽ chọn những môn học, thời gian phù hợp với lịch sinh hoạt, công việc riêng của mình nên hầu hết các lớp học thường không ổn định.

IV. Quy định đăng ký học tín chỉ như thế nào?

Có lẽ đây là một trong những thắc mắc của tân sinh viên khi tìm hiểu tín chỉ là gì. Hiện nay có 2 phương thức giảng dạy ở các trường đại học đó là theo tin chỉ và niên chế.
Đào tạo niên chế là hình thức giảng dạy theo năm học. Mỗi chương trình đào tạo sẽ được quy định trong một số năm học nhất định.
Còn hình thức đào tạo tín chỉ thì không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Theo đó, mỗi năm học có thể có từ 2-3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của ngành học không tính theo năm mà tính theo số tín chỉ tích lũy của sinh viên. Khi sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ của một ngành học thì sẽ được tốt nghiệp.

Tín chỉ
Sinh viên không được đăng ký ít hơn 14 tín chỉ trong 1 học kỳ
Giảng dạy theo tín chỉ chính là xu hướng đào tạo hiện nay. Bởi hình thức này lấy sinh viên là trung tâm. Theo bộ Giáo dục & Đào tạo, khối lượng tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong một học kỳ được quy định như sau:
  • Số tín chỉ mà sinh viên đăng ký học tối thiểu, tối đa cho mỗi học kỳ chính không được ít hơn 14 tín chỉ (trừ học kỳ cuối khóa) và không quá 25 tín chỉ, đối với kỳ học hè không quá 12 tín chỉ.
  • Đối với sinh viên bình thường được đăng ký tối thiểu 14 tín chỉ mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa.
  • Đối với sinh viên xếp hạng học lực yếu, đăng ký tối thiểu 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa.
  • Không quy định về số lượng tín chỉ, khối lượng học tập tối thiểu đối với học kỳ phụ.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc tín chỉ là gì để giúp các bạn tân sinh viên và phụ huynh cùng tham khảo. Qua đó sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho quãng thời gian học tập trên giảng đường đại học, cao đẳng. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để đón đọc những bài viết hữu ích khác nhé.