Đất trồng là gì? Có những loại nào?

Đất trồng
4:11 chiều
Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp phát triển và đất trồng không có gì quá xa lạ với chúng ta. Vậy đất trồng là gì, có những loại nào? Bài viết dưới đây của boobooandfivel.com sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc đó một cách chi tiết nhất, đừng bỏ lỡ nhé.

I. Tìm hiểu đất trồng là gì?

Đất trồng
Đất trồng giúp cây cối sinh trưởng, phát triển
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái đất mà trên đó các thực thể có thể sinh sống, phát triển. Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của khí hậu, sinh vật và con người.
Có 3 yếu tố tạo thành đất trồng, đó là:
  • Phần khí cung cấp oxy cho cây, nhờ đó mà đất tơi xốp, tạo điều kiện cho phần rễ cây hấp thụ được oxy.
  • Phần rắn cung cấp cho cây trồng các loại chất vô cơ, hữu cơ để cây có thể phát triển tốt.
  • Phần lỏng cung cấp lượng nước cần thiết cho cây trồng để cây phát triển và sống lâu.
Vì thế, khi bạn bắt đầu công việc làm việc thì việc chuẩn bị đất tốt là điều rất quan trọng. Bởi đất tốt sẽ giúp cây cối phát triển tốt và cho năng suất cao. Đất tốt hiểu đơn giản thì chính là đất có kết cấu giữ được lượng nước lâu và chứa chất dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng.

II. Phân loại đất trồng

Sau khi biết được đất trồng là gì cũng như thành phần của đất trồng. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ưu điểm, hạn chế của từng loại đất trồng. Qua đó có thể chọn được cây trồng phù hợp.

1. Đất thịt

Đất trồng
Đất thịt phù hợp trồng nhiều loại cây
Đất thịt là loại đất có khoảng 25 đến 50% là cát, 30 đến 50% là mụn và 10 đến 30% là sét. Loại đất này thích hợp trồng mọi loại cây, bởi có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.
Ưu điểm của đất thịt:
  • Đất nhẹ và trung bình, có chế độ thâm nước, nhiệt độ và không khí thuận lợi cho quá tình lý hóa trong đất nên hoạt động cày bừa dễ dàng. Qua đó mà người làm đất tiết kiệm được công sức, thời gian.
  • Đất thịt mềm, khi sờ có cảm giác hơi sạn và nhờn dính khi ẩm. Khi nén đất thịt thành khối thì không bị vỡ.
Nhược điểm của đất thịt:
  • Loại đất này dễ bị vỡ vụn khi không cung cấp độ ẩm đầy đủ.
  • Khi tưới nước quá nhiều, đất thịt có thể gây úng nước, khiến cây trồng bị thối.
  • Khả năng thấm nước, nhiệt độ thuận lợi cho

2. Đất cát

Đất trồng
Đất cát thích hợp trồng một số loại củ như lạc, khoai
Đất cát là loại đất thô, hạt cát rời rạc nên khi sờ vào sẽ có cảm giác sạn. Thành phần của đất cát gồm có 80-100% là cát, 0-10% là mùn và 0-10% là sét.
Những cây trồng phù hợp với loại đất trồng là gì? Đó là cây lạc, khoai, măng tây, nham đam hoặc những cây sẵn nước… bởi đất cát sẽ giúp củ to và dễ thu hoạch.
Ưu điểm của đất cát:
  • Khả năng thoát và thấm nước nhanh, nhờ những kẽ hở của các hạt cát lớn.
  • Đất thoáng khí, hệ thống vi sinh vật háo khí hoạt động rất mạnh mẽ.
  • Đất cát dễ cày bừa, tiết kiệm công sức khi làm đất trồng cây.
Nhược điểm của đất cat:
  • Khi đất cát khô thì dễ rời rạc, nếu ướt thì rất dính và bí.
  • Cỏ mọc nhanh và các loại sinh vật dễ phát triển trên đất cát nên gây bất lợi cho cây trồng.
  • Hàm lượng chất hữu cơ trong đất cát dễ bị phân hủy nhanh nên nghèo mùn.
  • Khả năng giữ nước, giữ phân bón của đất cát kém nên dễ khô cạn và cây trồng thiếu nước.

3. Đất sét

Đất trồng
Đất sét không được dùng nhiều trong trồng trọt
Đất sét có đặc tính dính và dẻo khi ướt nhưng có thể tạo thành cục đất khi khô. Thành phần của loại đất này gồm có 0-45% là cát, 0-45% là mùn, 50-100% là sét.
Loại đất này có thể trồng các loại cây trữ nước, những loại củ, quả.
Ưu điểm của đất sét:
  • Khả năng giữ nước tốt và nhiệt độ đất ổn định.
  • Chất hữu cơ trong đất sét thường phân giải chậm.
  • Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt do trong loại đất này có nhiều keo.
  • Giàu dinh dưỡng nhưng nếu đất sét giữ quá chặt thì cây trồng cũng không thể hấp thu chất dinh dưỡng được.
Nhược điểm của đất sét:
  • Khó thấm nước nên cây trồng dễ bị ngập, úng.
  • Độ thoáng khí của đất sét thấp.
  • Đất sét khi bị hạn dễ bị nứt nẻ.

4. Đất phù sa

Đất trồng
Đất phù sa là đất trồng tốt nhất
Đất phù sa là loại đất trồng cây tốt nhất, có nhiều thành phần dinh dưỡng tự nhiên, đa dạng như hữu cơ, vô cơ, vi lượng, các loại vi sinh vật phong phú.
Ưu điểm của đất phù sa:
  • Giữ nước ở mức vừa phải nên cây trồng có thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả.
  • Loại đất này không lẫn các chất gây ảnh hưởng đến cây trồng, không chứa côn trùng gây hại.
  • Nhiệt độ và chất dinh dưỡng trong đất phù sa ở mức ổn định, phù hợp để cây trồng phát triển thuận lợi.
Đặc biệt, đất phù sa không có nhược điểm gì cho quá trình canh tác, trồng trọt. Loại đất này phù hợp để trồng mọi loại cây, giúp cây trồng đạt được mùa bội thu.

5. Đất đỏ bazan

Đất trồng
Đất đỏ thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm
Đất đỏ bazan là loại đất đặc trưng ở khu vực Tây Nguyên nước ta. Loại đất này được hình thành từ những núi lửa phun trào và trải qua thời kỳ phong hóa của lịch sử.
Độ pH của đất bazan thấp, giàu oxit sắt và nhôm, hàm lượng hữu cơ thấp nên đây là loại đất chua. Đất bazan phù hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn trái như cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, điều…
Ưu điểm của đất đỏ:
  • Khả năng thoát nước tốt, thoáng khí nhanh.
  • Hàm lượng vôi cao, có sắt nhôm và tính axit cao.
Nhược điểm của đất bazan:
  • Cần phải bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng,.
  • Cần đảm bảo nguồn nước tưới vì khi thiếu nước, đất đỏ dễ bị rời rạc.

6. Đất phèn

Đất trồng
Đất phèn không thích hợp cho việc canh tác
Đất phèn là đất chua ngập mặt, có độ pH rất thấp nhưng lượng chất độc lại cao. Loại đất trồng này không có khả năng tự làm sạch nên sinh vật, thực vật và động vật không thể sống được.
Ưu điểm của đất phèn:
  • Đây là loại đất trồng xấu nhất và gần như không có ưu điểm nào. Thậm chí đất phèn còn không thể trồng cây được.
Nhược điểm của đất phèn:
  • Độ pH thấp nên không phù hợp để trồng cây.
  • Đất thiếu dinh dưỡng trầm trọng, không thể tự làm sạch, cải tạo được.
  • Tốn nhiều chi phí và thời gian nếu muốn cải tạo đất phèn.

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến đất trồng

Đất trồng
Chọn loại cây phù hợp với từng loại đất sẽ giảm chi phí, thời gian chăm sóc
Như đã đề cập khi giải thích đất trồng là gì, đây là môi trường sống và phát triển của cây trồng. Đất có khỏe mạnh thì cây mới sinh trưởng được. Vì thế, bạn cần quan tâm đến một số yếu tố về đất trồng sau:
  • Kết cấu của đất: Đây là điều rất quan trọng đối với cây trồng, bởi kết cấu đất quyết định đến khả năng giữ nước, chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Độ pH của đất cao thay thấp đều ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ, trao đổi dinh dưỡng của cây trồng. Vì thế cần bón phân hữu cơ để đất có hệ đệm, ổn định độ pH.
  • Nước, độ ẩm và không khí: đây đều là những thành phần không thể thiếu của đất trồng. Nước giúp hòa tan chất dinh dưỡng, giúp cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng. Không khí giúp vi sinh vật có lợi phát triển.
Hy vọng qua thông tin chia sẻ trên đây bạn đã biết được đất trồng là gì, có những loại đất nào, qua đó có thể ứng dụng từng loại đất vào mục đích sử dụng của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.