Nhược thị là gì? Các phương pháp điều trị

Nhược thị là gì
9:15 sáng
Nếu không được điều trị đúng cách nhược thị có thể gây ra mù lòa. Thế nhưng, do căn bệnh này không quả phổ biến nên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được mức độ nguy hiểm của nhược thị. Vậy nhược thị là gì, có điều trị khỏi được không? Hãy cùng boobooandfivel.com giải đáp chi tiết thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

I. Nhược thị là bệnh gì?

Nhược thị là bệnh lý về mắt thường xảy ra ở trẻ nhỏ
Nhược thị hay còn gọi là mắt lười, đây là bệnh lý liên quan đến thị giác, sức khỏe của mắt. Căn bệnh này hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi có cũng làm giảm thị lực ở cả hai mắt.
Trên thực tế, tỷ lệ người mắc nhược thị không quá cao, chiếm khoảng 1 – 4 % dân số toàn cầu. có lẽ vì thế mà nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu nhược thị là gì, những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.
Nhược thị được chia thành 2 dạng chính là nhược thị thực thể và nhược thị chức năng.
  • Nhược thị chức năng là tình trạng thị lực của mắt có thể cải thiện được sau thời gian điều trị.
  • Nhược thị thực thể là tình trạng thị lực của mắt không thể hồi phục như bình thường.
Bệnh lý về mắt này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nên chúng ta không được lơ là, chủ quan. Nhược thị thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, đây là giai đoạn phát triển thị giác chịu nhiều tác động xấu và có sự ảnh hưởng đến khả năng truyền hình ảnh của não bộ. Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi bị nhược thị chiếm khoảng 3%.

II. Những triệu chứng của nhược thị

Lác mắt là một trong những biểu hiện của nhược thị
Nhược thị có thể được chẩn đoán bằng phương pháp đo thị lực, khám mắt. Bên cạnh đó, nếu thấy trẻ bị lác thì bố mẹ cần phải theo dõi xem đó có phải là dấu hiệu của nhược thị hay không.
Bệnh lý về mắt này thường xuất hiện ở 1 bên mắt nên bố mẹ thường không nhận ra được. Có nhiều bố mẹ do không đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên nên nhiều trẻ bị nhược thị nhưng không được phát hiện kịp thời. Vậy nên, bạn có thể dựa bào một số biểu hiện dưới đây để có thể phát hiện nhược thị là gì kịp thời.
  • Lác mắt: đây là tình trạng hai mắt không cùng nhìn một hướng. Một mắt khi nhìn thẳng thì mắt còn lại sẽ liếc vào trong, ra ngoài hoặc liếc lên, liếc xuống. Hầu hết các trường hợp lác mắt thường xuất hiện trẻ nhỏ.
  • Sự bất thường khúc xạ gồm có cận thị, viễn thị và loạn thị. Tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách đeo kính. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời thì nhược thị có thể xuất hiện ở một mắt.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ qua các dấu hiệu như đục thủy tinh thể, thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ mọi vật.

III. Nguyên nhân gây ra nhược thị

Có nhiều nguyên nhân gây ra nhược thị
Thị lực thường có xu hướng phát triển nhanh chóng ở những năm đầu đời và gần đạt tối đa khi trẻ 6 tuổi và ổn định khoảng năm 12 tuổi. Vì thế, để thị lực có thể phát triển tốt, việc tiếp nhận hình ảnh của hai mắt cần có sự hài hóa, tức là hai mắt cần phải thẳng hàng cùng nhau, trục thị giác thông thoáng.
Mắt sẽ truyền tín hiệu đến não để dần hoàn hiện chức năng thị lực của hai mắt. Do đó, bất cứ nguyên nhân nào cản trở sự nhìn rõ của hai mắt cũng có thể gây nhược thị. Vậy nguyên nhân gây ra nhược thị là gì?
  • Bệnh lác mắt
  • Các tật khúc xạ hay gặp ở mắt có tật khúc xạ cao, đặc biệt là viễn thị, loạn thị.
  • Lệch khúc xạ: Hai mắt không đều nhau, thường chênh lệch khoảng trên 2D có thể gây ra tình trạng nhược thị ở mắt có khúc xạ cao hơn.
  • Khi trục thị giác bị che khuất như sụp mí, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc…

IV. Phương pháp điều trị nhược thị hiệu quả

Dựa vào mức độ phát triển của bệnh lý này mà các bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Đối với người mới bị nhược thị, các triệu chứng của bệnh nhẹ thì có thể sử dụng kính, thuốc nhỏ mắt hoặc miếng che mắt trong sinh hoạt hàng này.
Với những trường hợp nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giảm tỷ lệ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Phương pháp điều trị nhược thị không phẫu thuật

Đeo kính là một trong những biện pháp khắc phục tình trạng nhược thị
Hiện nay, phương pháp điều trị nhược thị phổ biến nhất chính là sử dụng kính và thường được dùng cho người bị cận thị, viễn thị. Loại kính này sẽ có khả năng hỗ trợ não bộ trong việc gửi hình ảnh đến hai mắt.
Những người bệnh có mắt nhạy cảm sẽ được điều trị bằng miếng dán mắt hoặc thuốc nhỏ mắt. Miếng dán mắt sẽ dùng để che bên mắt có thị lực tốt, người bệnh cần phải đeo trong khoảng 3-6 tiếng và duy trì trong thời gian nhất định.
Bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu gặp các dấu hiệu kích ứng mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng trong quá trình sử dụng thuốc nhỏ mắt thì bạn đừng quá lo lắng. Bởi vì, đây là một số tác dụng phụ với người bị nhược thị khi sử dụng thuốc điều trị.

2. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật

Trong trường hợp tình trạng nhược thị nghiêm trọng, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp này không đảm bảo việc điều trị nhược thị dứt điểm, bởi vì bệnh lý này có thể tái phát tùy theo tình trạng sức khỏe của mắt cũng như cách chăm sóc sau phẫu thuật.
Do vậy, để phòng tránh nhược thị mọi người nên đi khám mắt định kỳ, kiểm tra mắt… Bên cạnh đó, với những người có nguy cơ mắc nhược thị cao như trẻ sinh non, chậm phát triển, tiền sử gia đình có người mắc tật khúc xạ, đục thủy tinh thể bẩm sinh… cần được khám mắt tổng quát càng sớm càng tốt để phát hiện được những dấu hiệu bất thường.
Nhìn chung, việc phát hiện và điều trị nhược thị sớm có vai trò rất quan trọng cho việc phát triển thị giác ở trẻ nhỏ, đồng thời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống sau này.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu rõ nhược thị là gì cũng như các triệu chứng thường gặp và phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Tốt nhất, khi thấy mắt có những biểu hiện nghi ngờ như nhìn đôi, nhìn mờ, lóa sáng… thì bạn nên đi khám ngay.